Lý Nam Đế dựng nước Vạn Xuân Nhà_Tiền_Lý

Bài chi tiết: Lý Nam Đế

Tiểu sử

Lý Bí (503548) là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). Ông là người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương (thời Nam Bắc triều), sáng lập ra nhà Tiền Lý. Ông cũng có một người anh là Lý Thiên Bảo.

Một trong số tổ tiên của Lý Bí là con cháu Bách Việt, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được bảy đời thì thành người Nam. Sử chép Lý Bí vốn con nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, do làm quan không được vừa ý nên cáo quan về quê, tập hợp nhân tài lo khởi nghĩa.

Đuổi Tiêu Tư

Bấy giờ Việt Nam nằm dưới sự đô hộ của nhà Lương. Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư (cùng họ với vua Lương), vì hà khắc tàn bạo, mất lòng người. Các nhân tài Việt Nam lúc đó bị bạc đãi nên không hợp tác với nhà Lương.

Có người là Tinh Thiều giỏi từ chương từng đến Kiến Khang kinh đô nhà Lương xin được làm quan. Thượng thư bộ Lại nhà Lương là Sái Tôn cho rằng họ Tinh trước không có ai hiển đạt, nên chỉ bổ cho chức Quảng Dương môn lang. Thiều lấy làm nhục, trở về làng, theo Lý Bí mưu việc dấy binh. Lý Bí bấy giờ làm chức Giám quân ở Đức Châu (Hà Tĩnh), nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Diên phục tài đức của Lý Bí, bèn dẫn đầu đem quân theo về.

Thế lực của Lý Bí ngày càng lớn. Năm 542, thứ sử Tiêu Tư biết việc, đem của đến hối lộ cho ông để mưu thoát thân, rồi chạy về Quảng Châu. Lý Bí đem quân ra chiếm giữ thành Long Biên.

Đánh đuổi quân Lương và Lâm Ấp

Tháng 12 năm 542, vua Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sang xâm chiếm. Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa xuân đương bốc, xin đợi đến mùa thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân Dụ hầu Hoán không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, Lý Bí chủ động đem quân đón đánh tại đây. Quân Lương thua to, mười phần chết đến sáu, bảy phần, quân tan rã mà về. Tiêu Tư tâu vu với vua Lương rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi, đều bị buộc phải tự tử.

Tháng 4 năm 543, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, Lý Bí sai lão tướng Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức.

Sau chiến thắng này nhà Tiền Lý kiểm soát được toàn bộ đất Giao Châu

Dựng nước Vạn Xuân

Loạt bài
Lịch sử Việt Nam

Thời tiền sử

Hồng Bàng

An Dương Vương

Bắc thuộc lần I (207 TCN - 40)
   Nhà Triệu (207 - 111 TCN)
Hai Bà Trưng (40 - 43)
Bắc thuộc lần II (43 - 541)
   Khởi nghĩa Bà Triệu
Nhà Tiền LýTriệu Việt Vương (541 - 602)
Bắc thuộc lần III (602 - 905)
   Mai Hắc Đế
   Phùng Hưng
Tự chủ (905 - 938)
   Họ Khúc
   Dương Đình Nghệ
   Kiều Công Tiễn
Nhà Ngô (938 - 967)
   Loạn 12 sứ quân
Nhà Đinh (968 - 980)
Nhà Tiền Lê (980 - 1009)
Nhà Lý (1009 - 1225)
Nhà Trần (1225 - 1400)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần IV (1407 - 1427)
   Nhà Hậu Trần
   Khởi nghĩa Lam Sơn
Nhà Hậu Lê
   Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
   
   trung
   hưng
(1533 - 1789)
Nhà Mạc (1527 - 1592)
Trịnh-Nguyễn
phân tranh
Nhà Tây Sơn (1778 - 1802)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
   Pháp thuộc (1887 - 1945)
   Đế quốc Việt Nam (1945)
Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1975)
   Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
   Quốc gia Việt Nam
   Việt Nam Cộng hòa
   Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (từ 1976)

Xem thêm

sửa

Đầu năm Giáp Tý 544, Lý Bí nhân thắng quân địch, tự xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời. Ông dựng điện Vạn Xuân[1] để làm chỗ triều hội, xây chùa Trấn Quốc.

Lý Nam đế đặt ra trăm quan, dùng Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Triệu Quang Phục (sau này là Triệu Việt Vương) làm Đại tướng dưới thời Lý Nam Đế.

Đó là lần đầu tiên Việt Nam có hoàng đế và niên hiệu Thiên Đức là niên hiệu riêng đầu tiên để chứng tỏ giành lại độc lập từ tay Trung Quốc. Lý Nam Đế đánh dầu mở đầu kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập của các bộ lạc Bách Việt.

Cơ Đồ Dang Dở

Tháng 6 năm 545, vua Lương Vũ đế (Tiêu Diễn) phong Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, sai đi đánh Lý Nam Đế, cử Trần Bá Tiên[2] làm tư mã; Thứ sử Định Châu là Tiêu Bột cùng họp với Dương Phiến ở Tây Giang.

Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa, nên nói dối để Dương Phiếu ở lại. Dương Phiếu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Bá Tiên nói: "Quan Thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, túc hạ vâng mạng vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao?" Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiếu cử Bá Tiên làm tiên phong.

Quân Lương đến Giao Châu, Lý Nam Đế mang quân ra đánh bị thua nặng, chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương tiến vây thành.

Tháng giêng năm 546, thành Gia Ninh vỡ, tướng Phạm Tu và Thái phó Triệu Túc cùng tử trận, Lý Nam Đế chạy đi Tân Xương là vùng của người Lạo. Tại đây, ông chiêu mộ thêm được nhiều binh lính, uy thế lại tăng lên.

Tháng 8, Lý Nam Đế lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch, Vĩnh Phúc)[3]. Quân Lương lo sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Trần Bá Tiên bảo các tướng: "Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!" Các tướng nhà Lương không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Nam Đế mới tập hợp bị đánh úp nên tan vỡ.

Lý Nam Đế lại rút lui về giữ trong động Khuất Lão, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau. Ông giao lại binh quyền cho tướng quân Triệu Quang Phục.

Bản đồ Trung Quốc thời Nam Bắc triều. Lãnh thổ Vạn Xuân ở phía Nam nước Lương.
  Lương
  Đông Ngụy
  Tây Ngụy.
  Thổ Dục Hồn.
  Nhu Nhiên.